Nhân đọc bài báo " Tôn vinh người ngay thẳng để chống giả dối " trên báo Tuổi trẻ ngày Chủ nhật hôm nay, tôi xin trích một đoạn trên báo Văn hóa Phật giáo nói về " Tìm phao cho lòng trung thực ". Đó là đoạn " Tiền đề cho một xã hội công bằng dân chủ văn minh ".
Xây dựng một xã hội công bằng , dân chủ và văn minh là khát khao của mọi người dân Việt.Để thực hiện ước mơ ấy, lòng trung thực phải là chính cốt lõi, bởi lẽ sự thiếu trung thực chính là nguyên nhân,mầm mống của các tiêu cực xã hội,băng hoại đạo đức, xói mòn lòng tin vào đời sống tốt đẹp. Bởi vậy cần phải trung thực, không vì danh lợi trước mắt mà chà đạp người khác,bán rẻ lương tâm. Những người cầm quyền phải là tấm gương sáng về sự ngay thẳng, liêm chính thì đất nước mới vững mạnh.Chúng ta thấy không quốc gia nào hùng mạnh lại có thể phát triển bền vững với những kẻ lảnh đạo gian dối. Các triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam hay Trung hoa đểu kết thúc với sự cai trị của những hôn quân vô đạo. Thế nên tính trung thực cần được chú trọng giáo dục , rèn luyện ngay từ nhũng ngày còn đi học mà nói như Shakespeare, trước hết : " Phải thành thật với chính mình, mới có thể không dối trá người khác ". Từ lời nói đến hành động là một khoảng mênh mông nhưng với quyết tâm xây dựng lại,chấn chỉnh lại sự suy thoái đạo đức của cả một dân tộc có nền văn hiến bao nghìn năm, không thể khoanh tay. Hơn bao giờ hết, phải bắt đầu từ gia đình và nhà trường, nhưng ngoài xã hội, phải phát khởi từ trên: từ ông công chức cấp cao nhất xuống đến xã phường, thôn xóm.... Bắt đầu mau, nếu không sẽ muộn ! .
Tuyết Mai
"Giọt sương treo mái Lương Đình.. Nửa đêm thức giấc hỏi mình tan chưa.. "
Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012
Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012
Đội tuyển dưởng sinh của khu phố tôi
Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012
Rau trái vườn nhà
Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012
Áo trắng trường xưa
Lúc trước,nhân nghe anh Hiệp kể chuyện các bà bạn học GL nói chuyện về cái áo lá,tôi có hứa sẽ đưa lên bài cũng về cái áo lá của lớp tôi,bài viết đã được đăng ở Đặc San GL năm 2009 nhân Đại Hội ở Pháp. Trước đó cũng có một bạn ở Mul đã viết bài về cái áo lá rất hay và vui. Người ta nói nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Tờ Đặc san GL có đăng nhiều bài kể sự phá phách quỷ quái của đám học trò trường tôi,nhưng lớp tôi thì tương đối ngoan nên sự phá phách không nhiều.Đây chĩ là một mẩu chuyện vui của lớp tôi thôi......
Hình như là truyền thống, trường Gia Long từ bao đời vẫn là một trường có kỷ luật nghiêm minh,đào tạo biết bao thế hệ học trò thành đạt và có đạo đức.Không phải chĩ các Thầy Cô dạy môn Công dân giáo dục mới dạy học trò về tư cách đạo đức của một con người, mà cả các Thầy Cô dạy môn khác đều luôn khuyên răn,nhắc nhở học trò của mình về bổn phận và trách nhiệm của người con trong gia đình,người học trò ở học đường và người công dân ngoài xã hội.Các Thầy Cô dạy chùng tôi từng chi tiết nhỏ nhặt,để chúng tôi luôn xứng đáng là những nữ sinh có đầy đủ Công,Dung, Ngôn,Hạnh.
Ngày đó,chúng tôi vào được cổng trường phải qua được ải kiểm soát xem có đủ cả hai áo lót dưới làn áo dài không, tức là ngoài áo lót bên trong còn phải có một áo lót bên ngoài,gọi là áo lá, nếu thiếu áo lá bên ngoài thì phải trở về mặc lại hoặc không được vào trường.
Nhưng bấy nhiêu đó cũng chưa xong đâu,vào giờ học Toán với Cô Hoa Lâu, mỗi khi Cô kêu đứa nào lên trả bài,Cô đều nhìn từ đầu đến chân để xem cách ăn mặc có chỉnh tề hay không, nếu thấy học trò nào mặc áo lá bên trong vàng quá so với áo dài bên ngoài là Cô kéo người đó lại gần ,chỉ vào cái áo và nghiêm khắc la rầy. Một hôm cô bạn trong lớp của tôi vừa bị Cô đưa tay kéo lại gần, bạn ấy quýnh quá tè ra quần lúc nào không hay,may sao cũng đến giờ ra chơi,bạn ấy liền mượn quần của chị bạn nội trú để thay.Sau nầy,mỗi khi họp mặt bạn bè,bạn ấy nhắc lại chyue65n ngày xưa,làm chúng tôi ôm bụng cười lăn.
Lớp chúng tôi hồi đó có bạn Bạch Tuyết quậy nhất lớp,luôn làm trò hề cho cả lớp cười,chung tôi bèn hè nhau bầu bạn ấy làm trưởng ban trật tự của lớp.Một hôm,có giờ vắng cô giáo, cả lớp ồn ào nói chuyện,bạn ấy liền lên bục yêu cầu các bạn giũ trật tự với vẽ mặt nghiêm túc làm chúng tôi cười ồ khi nhìn thấy vẽ mặt không che dấu được net khôi hài cố hữu.
Ngày xưa hình phạt mà chúng tôi sợ nhất là bị cho không điểm hạnh kiểm,nhưng hầu như Thầy Cô ít dùng hình phạt nầy,vì cho là quá nặng đối với nũ sinh chúng tôi.
Ngày nay chúng tôi đã nên người,không những nhờ ơn Cha Mẹ mà nhờ ơn Thầy Cô đã dạy dỗ. Hôm nay,tôi rất cám ơn bạn bè trong nước cũng như hải ngoại đã tổ chức các buổi họp mặt Thầy Cô bạn bè,để chúng tôi,những đứa học trò tuổi đã ngũ,lục tuần được dịp gặp lại Thầy Cô và bạn bè của mái trường xưa yêu dấu.
Chúng tôi,những người khách sang đò,vẫn không quên " Người lái đò " và bến đò xưa.....
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012
Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012
Vườn thuốc nam
Chủ nhật vừa rồi cùng các bạn đi thăm vườn thuốc nam của chùa,tôi chụp được một số hình ,nhưng chưa dám đưa lên,nhưng nàng Marg lại khuyến khích đưa lên đi vì những tấm hình chuyên nghiệp có cái đẹp của nó, còn hình chụp tay ngang vẫn co cái hay của nó,nên hôm nay tôi đưa lên để mọi người củng xem để phê bình.
Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012
Một hình ảnh minh chứng cho sức khỏe của Dưởng sinh
Nhân thấy các bạn chọc phá anh Hiệp khi anh nói sẽ đi đà Lạt với đội dưởng lão,T.Mai đưa lên hình một bác đã gần 80 tuổi trong đội DS đi Đà Lạt vẫn lên đèo xuống thác bình thường mà không hề than mệt.Bác đòi xuống Thung lũng tình yêu,mọi người chọc Bác,Bác bão tao vẫn còn ăn cơm mà.Lên Thiền viện Trúc Lâm,tôi bão để con kiếm chổ cho Dì ngồi nghĩ,rồi con dẩn đoàn đi,lát nữa con trở lại rước Dì,nhưng Dì bão mầy đi tới đâu tao đi tới đó,thế là Dì lên tới Chùa,rồi lại xuống cả hồ Tuyền Lâm,rồi lại trở lên Chùa và lại đi xuống chùa để ra xe mà không hề than mệt.Phục Dì thiệt,nhất là ở khách sạn,những người trẻ hơn gì than mệt mà Dì vẫn tỉnh bơ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)